Cảm biến ánh sáng là một thiết bị quang điện có chức năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng (photon) được phát hiện thành năng lượng điện. Còn nhiều điều hơn nữa đối với một cảm biến ánh sáng đằng sau một định nghĩa ngắn gọn cảm biến ánh sáng là gì?. Có rất nhiều loại cảm biến ánh sáng khác nhau, được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Nhưng trong bài chia sẻ này chúng tôi sẽ đề cập chuyên sâu về cảm biến ánh sáng tắt mở đèn, cụ thể hơn là đèn năng lượng mặt trời có cảm biến.
Có thể bạn quan tâm: Đèn led năng lượng mặt chính hãng cao cấp
Ứng dụng trong đèn cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng trong đèn cảm biến ánh sáng được sản xuất để phát hiện ánh sáng mặt trời trực tiếp bằng tia UV. Dựa trên cảm biến SI1145 từ SiLabs, đó là cảm biến tiệm cận hồng ngoại, chỉ số UV và ánh sáng xung quanh được cung cấp năng lượng thấp, dựa trên phản xạ và ánh sáng xung quanh với giao diện kỹ thuật số I2C và đầu ra ngắt sự kiện có thể lập trình.
Nhờ có cảm biến ánh sáng mà đèn cảm biến ánh sáng tiết kiệm được tối đa chi phí, nhiên liệu, thuận tiện và áp dụng trong nhiều không gian, mục đích sử dụng.
Đèn năng lượng mặt trời cảm biến ánh sáng
Đây là dòng đèn ngoài việc hoạt động theo nguyên lý của đèn năng lượng mặt trời thì có thêm bộ cảm biến hồng ngoại bật đèn/tắt đèn hay còn gọi làm cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt,.. là thiết bị tự động nhận diện bật đèn khi có người đi vào khu vực cảm ứng và tự động tắt đèn khi người đi ra khỏi khu vực cảm ứng thông qua sóng hồng ngoại mà người đó phát ra.
Vào ban đêm (hay đặt đèn trong khu vực trời tối vào ban ngày) thì đèn chỉ hoạt động chế độ sáng yếu vừa phải nhằm tiết kiệm điện năng, khi có chuyển động vào khu vực cảm ứng thì đèn sẽ sáng hết công suất.
Vào ban ngày, tấm pin mặt trời ở trên thiết bị sẽ đóng vai trò hấp thu năng lượng ánh sáng, chuyển hóa thành điện năng cung cấp cho cho pin dự trữ điện ở trong đèn năng lượng mặt trời cảm biến cho đến khi đầy để cung cấp cho đèn hoạt động vào ban đêm.
Bộ phận cảm biến chuyển động giúp đèn tự động chuyển sang chế độ sáng mờ (khoảng 30%), khi không có chuyển động để tiết kiệm năng lượng. Chúng sẽ chuyển sang sáng mạnh (100%) khi có chuyển động trong phạm vị cảm ứng của đèn. Tất nhiên, đèn sáng mờ hay sáng mạnh sẽ quyết định thời gian thắp sáng của đèn. Nếu đèn hoạt động ở chế độ sáng mạnh nhiều hơn thì thời gian hoạt động của đèn sẽ giảm xuống, còn nếu đèn ở chế độ sáng mờ nhiều hơn thì thời gian hoạt động của đèn sẽ tăng lên.
Xem thêm: Tiêu chuẩn rosh là gì?
Ưu nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời cảm biến
Ngoài những ưu điểm ở trên thì dưoí đây là một số ưu điểm mà đèn năng lượng mặt trời cảm biến mang lại:
-Hệ thống đèn tự động thân thiện với môi trường
-Không cần quá nhiều công bảo dưỡng, lau chùi
-Với hệ thống đèn được thiết kế một cách độc lập, giúp dễ dàng lắp đặt chúng vào bất kì nơi đâu có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời, không cần quan tâm đến hệ thống đường dây điện.
– Đèn năng lượng mặt trời cảm biến không tiêu thụ điện năng giúp tiết kiệm chi phí lớn trong thời gian dài sử dụng.
-Được sủ dụng và lắp đặt nhiều tại những nơi xa xôi, chưa tiếp cận được với lưới điện và là nguồn nhiên liệu xanh cần được ưu tiên sử dụng.
-Dễ lắp đặt và phù hợp với những nơi nhiều ánh sáng.
Hiện tại, đèn led năng lượng mặt trời cảm biến ánh sáng đang là xu hướng chiếu sáng của mọi nhà bởi ưu điểm nó mang lại. Vậy hiện tại gia đình bạn đã tiếp cận tới nguồn nhiên liệu sạch và dồi dào thông qua đèn led năng lượng mặt trời cảm biến ánh sáng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại mà hãy liên hệ ngay với Skyline-solar của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí nhanh nhất